03.8839.0249

Trang chủ > Tin tức - Sự Kiện > Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch kinh doanh sang Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch kinh doanh sang Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch kinh doanh sang Việt Nam – Cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam

Cuối tháng 7, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) xác nhận, 15 trên 30 doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí trong dự án đa dạng chuỗi cung ứng sang ASEAN, chọn Việt Nam là điểm đến. Trước đó, trong cuộc khảo sát thực hiện cuối năm ngoái của Jetro, hơn 40% trong 3.500 doanh nghiệp Nhật cho biết xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong 3 năm tới.

Trong bối cảnh việc làm có phần ảm đạm vì đại dịch, làn sóng dịch chuyển này là một tin vui với thị trường lao động Việt Nam khi kỳ vọng sẽ có nhu cầu tuyển dụng lớn từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lao động Việt sẽ gặp không ít thách thức khi đón làn sóng dịch chuyển từ Nhật.

Cơ hội lớn cho người lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề

Các doanh nghiệp Nhật Bản xác định chuyển dịch sang Việt Nam để kinh doanh có nhiều lý do. Tuy nhiên, trong đó nguồn lao động Việt Nam cũng có nhiều yếu tố để cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của các công ty Nhật. Theo đại diện Jetro Hà Nội, là có lợi thế hơn hẳn các quốc gia trong khu vực khi đông đảo người lao động biết tiếng Nhật. Không chỉ biết tiếng Nhật, lao động có tay nghề ở Việt Nam được đào tạo tại các trường dạy nghề có số lượng đông đảo, sãn sàng tiếp cận và nhận việc tại công ty Nhật. Tính ưu việt của lao động của Việt Nam là cần cù, chịu khó, trách nhiệm.

Người lao động có tay nghề, thực sự có thái độ cầu tiến đang mở ra cơ hội việc làm và thu nhập đối với nhóm lao động này. Bà Nguyễn Thị Tường Hải, Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Dũng Giang Nozomi, một công ty phái cử lao động sang Nhật Bản đánh giá, làn sóng chuyển dịch của các công ty Nhật là cơ hội rất lớn cho lao động trẻ Việt Nam, với nhiều lựa chọn hơn mà không nhất thiết phải bôn ba qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Từng công tác tại Jetro Tp. Hồ Chí Minh và kinh qua một số vị trí quản lý tại các công ty Nhật Bản ở Việt Nam trước khi sáng lập công ty riêng, bà Hải đồng thuận rằng điểm mạnh của lao động Việt là khéo tay, làm ra sản phẩm tốt nhưng hạn chế là chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ, dễ lơ là, mất tập trung. Ngoài ra, chất lượng nói chung của lao động về chuyên môn cũng cần nâng cao.

Bên cạnh, việc mở ra cơ hội, việc làm và thu nhập người lao động Việt Nam có cơ hội nâng cao tính tổ chức kỹ luật, tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện bản lĩnh lao động trong môi trường lao động quốc tế.

Thách thức không ít đối với người lao động, nhất là lao động phổ thông

Người lao động Việt Nam hiện nay vẫn chưa qua đào tạo là phổ biến, trình độ, kỹ năng tay nghề còn hạn chế. Điều này khó có thể sớm đáp ứng được những yêu cầu công việc tại các công ty Nhật Bản. CEO người Nhật của một công ty về sơn nội thất đề nghị không nêu tên đánh giá, nhiều lao động Việt Nam có tay nghề rất cao, có thể hoàn thành công việc nhưng lại thiếu cầu tiến.

“Các bạn thiếu suy nghĩ làm cách nào để hoàn thành công việc nhanh hơn, đẹp hơn và đặt mình ở phương diện khách hàng thì họ sẽ đòi hỏi bạn làm gì. Ví dụ, trong nhà hàng, nếu không có quản lý giám sát thì các bạn sẽ lướt điện thoại hay ăn uống, mặc dù khách hàng đang ngồi ở đó”, vị này nhận xét.

Nhưng thách thức khác là xu hướng mới, các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam không chỉ tuyển người Việt. Hiện tại, một số công ty Nhật đang tìm ứng viên người Hàn Quốc để làm việc trong các mảng cung cấp hàng hóa cho đối tác Hàn Quốc, đơn cử là phục vụ những thương hiệu điện tử hàng đầu từ Hàn Quốc và các nhà cung cấp của thương hiệu này tại Việt Nam.

Để thích ứng với Covid-19, một số doanh nghiệp Nhật bắt đầu chuyển hướng bán hàng cho các tập đoàn Việt Nam và Hàn Quốc. Vì thế, họ muốn tuyển lao động người Hàn hoặc người Việt nói được tiếng Anh có chuyên môn cao, thay vì tuyển ứng viên nói được tiếng Nhật như trước đây.

Tận dụng cơ hội, đón đầu xu hướng làn sóng đầu tư quý giá

Chỉnh phủ cần cho chính sách định hướng về việc phân bổ vị trí đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam. Cần đảm bảo phân bổ, giới thiệu các công ty đầu tư vào các khu vực có người có tay nghề, nhiều lao động có kinh nghiệm làm việc đối với công ty Nhật Bản.

Cần chuẩn bị cho người lao động đón làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam ở phương diện kế hoạch đào tạo lại người lao động gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Đảm bảo cân đối thị trường lao động giữa các khu vực. Bà Nguyễn Thị Tường Hải, Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Dũng Giang Nozomi, một công ty phái cử lao động sang Nhật Bản cho rằng: “Tôi cho rằng cần phải có những chiến lược cụ thể hơn về vĩ mô cho thị trường lao động để thực sự nắm bắt cơ hội này”.

Khắc phục vấn đề nan giải trong đào tạo người lao động ở Việt Nam là thừa thầy, thiếu thợ. Một trong những vấn đề dài hạn là giáo dục, thị trường vẫn đào tạo “thầy” nhiều hơn “thợ”, và thiếu chuyên sâu cái doanh nghiệp cần.

Bên cạnh đó, cần gắn thị trường lao động với các dịch lao động, cung ứng việc làm. Chính phủ, Ban Quản lý các khu công nghiệp, các trung tâm hỗ trợ việc làm cần tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp Nhật Bản với các doanh nghiệp dịch vụ việc làm, cho thuê lao động, giới thiệu lao động.

Một trong những doanh nghiệp cung ứng lao động tốt nhất thị trường hiện nay được chào đón và có uy tín hiện nay như thương hiệu King Human có ý nghĩa đặc biệt quan trọng./.

nhat ban

Lao động làm việc trong nhà máy Daikin tại Hưng Yên tháng 10/2019. Ảnh: internet

 

 

Bài viết mới

7 xu hướng tuyển dụng cho năm 2020

7 xu hướng tuyển dụng cho năm 2020

Kỳ vọng về kinh nghiệm tuyển dụng – từ ứng viên, quản lý tuyển dụng …

zalo
facebook
email